Sử dụng đá ốp mặt bếp không còn quá xa lạ với các gia đình Việt. Tuy nhiên, một vấn đề người nội trợ hay phải thường xuyên đối mặt, đó là những vết ố vàng xuất hiện trên bề mặt đá. Những vết bẩn này không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn tiềm ẩn những nguy cơ gây tổn hại sức khỏe gia đình. Thế nhưng loại bỏ chúng thì không hề dễ dàng.
Dưới đây là 6 mẹo xử lý bàn đá bếp bị ố vàng ngay tại nhà cực hiệu quả. Cùng xem đó là những cách nào nhé!
Những nguyên nhân khiến mặt đá bàn bếp bị ố vàng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bàn đá bếp bị ố vàng. Việc hiểu rõ nguồn gốc của các vết bẩn trên bề mặt bàn đá sẽ giúp dễ dàng tìm cách giải quyết.
Chất bẩn tích tụ lâu ngày không được vệ sinh
Bếp là khu vực thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, thức ăn. Dường như ngày nào nó cũng “hứng chịu” những vết bẩn từ việc đun nấu. Nếu chỉ lau bằng khăn thì chỉ phần nào loại bỏ được những mảng bám này.
Hơn nữa, nhiều vị trí góc chúng ta thường không để ý dẫn tới việc những vết bẩn tích tụ lâu ngày. Dần dà nó trở nên cứng đầu và khó loại bỏ. Đặc biệt, các dung dịch như nước tương, trà, cà phê,… nếu để lâu sẽ thấm sâu vào cấu trúc đá, gây ố vàng và rất khó xử lý.
Đặt đồ nóng vừa đun nấu lên mặt đá
Nhiều người có thói quen đặt nồi niêu, chảo,… vừa nấu xong lên trên mặt bàn bếp đá. Một số dòng đá cẩm thạch, đá tự nhiên chịu nhiệt không tốt có thể cho thấy những tác hại ngay lập tức, các vết cháy xém, ố vàng, có thể xuất hiện bất ngờ.
Sử dụng chất tẩy rửa không phù hợp
Việc sử dụng các chất tẩy rửa có tính axit quá cao dễ làm bào mòn bề mặt đá hoặc làm mất đi lớp chống thấm khi thi công. Do đó, các dung dịch, chất bẩn có thể dễ dàng thâm nhập, gây ố vàng và mất thẩm mỹ cho công trình.
Không bảo trì, bảo dưỡng cho đá
Để đảm bảo tuổi thọ và thẩm mỹ cho bề mặt đá ốp bếp, bạn nên bảo dưỡng định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần. Điều này giúp đá không bị nhanh xuống cấp, luôn sáng bóng và bền bỉ.
Do tác dụng oxy hóa của đồ vật
Trong môi trường ẩm thấp của khu vực bếp, các đồ vật như nồi, chảo, dao, dĩa,… bằng inox hoặc sắt để lâu rất dễ bị oxy hóa. Chính sự oxy hóa này là nguyên nhân gây nên không ít các vết ố vàng trên bề mặt đá bếp. Hơn nữa, các vết ố này cũng rất khó làm sạch.
Cách xử lý bàn đá bếp bị ố hiệu quả ngay lập tức
Tùy vào mức độ ố vàng của mặt đá bàn bếp, mà chúng ta sẽ có những cách xử lý đơn giản hay phức tạp. Song, dưới đây là những mẹo hiệu quả và an toàn nhất đối với bề mặt đá, mời bạn đọc tham khảo:
Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại nước vệ sinh bề mặt đá chuyên dụng, có thể xử lý nhanh chóng các vết ố trên bề mặt bếp. Hãy chọn các sản phẩm không axit, không kiềm, có tỉ lệ thành phần tiêu chuẩn rõ ràng.
Bạn có thể dùng trực tiếp bằng cách xịt lên vết bẩn mà không cần pha loãng với nước. Đợi 5-15 phút sau đó dùng khăn mềm để lau sạch.
Gợi ý một số sản phẩm dung dịch vệ sinh bề mặt đá chuyên dụng: Great Granite Cleaner, Marble Janao, D’mestik Clean 216,…
Sử dụng dung môi Isopropyl
Một cách xử lý làm sạch bàn đá bếp bị ngấm ố vàng an toàn và hiệu quả cao là sử dụng dung môi Isopropyl, một loại cồn dễ tan trong nước.
Để thực hiện quy trình này, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Pha nửa chén dung môi Isopropyl với 2 chén nước.
- Bước 2: Đổ dung dịch này vào một bình xịt và lắc đều. Sau đó, xịt trực tiếp lên bề mặt đá ốp bếp.
- Bước 3: Sử dụng một khăn mềm ẩm để vừa xịt dung dịch vừa lau bề mặt đá. Đảm bảo bạn lau đều và nhẹ nhàng.
Với những vết ố vàng nặng, bạn có thể thực hiện quy trình này nhiều lần để đạt hiệu quả tốt hơn.
Lưu ý rằng dung môi Isopropyl là an toàn khi sử dụng trên bề mặt đá bếp trắng và giúp làm sạch hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hãy đảm bảo đọc và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và thực hiện việc thông gió tốt trong quá trình sử dụng dung môi này.
Sử dụng nước oxy già
Hầu như gia đình nào cũng có sẵn nước oxy già để phòng ngừa các trường hợp khẩn cấp. Vì thế, đây là phương pháp có thể áp dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với các vết ố nhỏ và mới xuất hiện. Vì oxy già có tính tẩy rửa mạnh nên chúng ta cần pha loãng nó với nước trước khi làm sạch vết bẩn.
Để thực hiện quy trình này, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Hòa oxy già và nước với tỷ lệ 1:1.
- Bước 2: Thấm miếng bông gạc hoặc khăn mềm vào dung dịch đã pha và vắt kiệt.
- Bước 3: Đặt miếng bông đã tẩm hỗn hợp lên vết ố vàng và phủ màng bọc thực phẩm lên trên. Bạn có thể sử dụng một tấm gỗ phẳng để cố định nó.
- Bước 4: Để miếng bông và dung dịch oxy già tiếp xúc với vết ố vàng trong vòng 24 giờ.
- Bước 5: Sau 24 giờ, lấy miếng bông ra khỏi bề mặt. Nếu vết ố vàng chưa hết, bạn có thể tiếp tục thực hiện các bước trên 1-2 lần nữa cho đến khi vết ố hoàn toàn sạch.
Lưu ý rằng oxy già có tính tẩy rửa mạnh, vì vậy bạn nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng và đảm bảo an toàn trong quá trình làm sạch bề mặt đá Marble.
Sử dụng Baking Soda
Baking Soda hay được gọi là muối nở, có thể mua ở các siêu thị, cửa hàng đồ làm bánh,… Bột Baking Soda có tính kiềm nên có hiệu quả vượt trội trong việc xử lý vết ố vàng trên đá.
Phương pháp làm sạch mặt đá bếp trắng bị ngấm ố vàng bằng Baking Soda rất đơn giản. Bạn có thể thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng một khăn ẩm để lau sạch bề mặt đá bị ố vàng.
- Bước 2: Xịt một lớp nước mỏng qua vùng cần làm sạch và rải đều Baking Soda trên khu vực đó. Hãy đảm bảo rải Baking Soda phủ toàn bộ bề mặt vết bẩn, và có thể dày một chút nếu cần thiết.
- Bước 3: Bọc kín bề mặt cần làm sạch bằng màng bọc thực phẩm và sử dụng băng dính để che các cạnh nếu cần.
- Bước 4: Sau khoảng 24 giờ, hãy mở lớp màng bọc thực phẩm và loại bỏ toàn bộ bột Baking Soda. Bột muối nở này sẽ hút và loại bỏ các vết ố vàng. Cuối cùng, chỉ cần lau lại bề mặt bằng một khăn ẩm và bề mặt sẽ trở nên hoàn toàn sạch.
Dùng bột mì và nước rửa chén
Sự kết hợp giữa bột mì và nước rửa chén sẽ là phương pháp tuyệt vời để xử lý bàn đá bếp bị ố vàng.
- Bước 1: Trộn 1 chén bột mì với 3 thìa canh nước rửa chén. Thêm nước và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp trở thành dạng đặc, giống như sữa chua.
- Bước 2: Bôi hỗn hợp này lên vết ố vàng trên bề mặt đá. Nên bôi một lớp dày khoảng 5mm để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đó, sử dụng màng bọc thực phẩm để che kín, và sử dụng băng dính để cố định các đầu.
- Bước 3: Sau 24 giờ, mở màng bọc và loại bỏ toàn bộ bột mì. Sử dụng một khăn mềm ẩm để làm sạch bề mặt. Nếu vết bẩn cứng đầu, bạn có thể lặp lại quy trình này vài lần cho đến khi bề mặt trở nên hoàn toàn sạch.
Đánh bóng bề mặt đá (thuê các đơn vị chuyên nghiệp)
Nếu vết bẩn đã ăn sâu vào bề mặt đá và quá khó để xử lý, thì việc thuê các đơn vị thi công chuyên nghiệp là điều cần thiết. Đánh bóng bề mặt đá là phương pháp giúp xóa bỏ vết ố vàng, trầy xước một cách triệt để.
Cách làm sạch bề mặt bằng việc đánh bóng cần phải có máy móc và hóa chất chuyên dụng. Cùng với đó, cũng đòi hỏi kinh nghiệm thao tác của người thợ thi công. Nếu không cẩn thận có thể khiến vật liệu bị mài mòn, trầy xước nghiêm trọng hơn.
HSStone, với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về hầu hết các dòng đá, luôn sẵn sàng tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của khách hàng. Nếu bàn đá bếp nhà bạn bị ố vàng, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0988 527 222 hoặc website: https://hsstone.vn để được hỗ trợ tư vấn và chăm sóc nhiệt tình nhất nhé!
Làm thế nào để tránh tình trạng bàn đá bếp bị ố vàng?
Hiện nay, cách phổ biến nhất để tránh tình trạng đá bàn bếp bị ố vàng đó là phủ lên bề mặt chúng một lớp bảo vệ (lớp chống thấm). Thông thường, các đơn vị phân phối và thi công đá ốp lát sẽ thực hiện việc này. Tuy nhiên, cũng có không ít đơn vị chủ quan bỏ qua khâu này trong quá trình thi công, dẫn đến chất lượng đá bếp bị xuống cấp nhanh chóng.
Việc lựa chọn đơn vị thi công đá chuyên nghiệp, uy tín do đó rất quan trọng. Với thương hiệu đã được khẳng định nhiều năm trên thị trường, quý khách hàng có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn HSStone.
Xem thêm: 55+ Mẫu Đá Trắng Làm Bàn Bếp Sang Trọng Chinh Phục Mọi Không Gian
Trên đây là một vài mẹo xử lý bàn đá bếp bị ố vàng đơn giản mà hiệu quả đến từ HSStone. Hy vọng đã đem đến những thông tin hữu ích. Xin chào và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo!