Hướng dẫn làm sạch bề mặt đá ⎹  HSStone 

Các công trình có sử dụng đá trang trí thường là các sản phẩm rất đẹp mắt và sang trọng. Tuy nhiên, một vết bẩn nhỏ thôi cũng có thể khiến cả công trình đó đánh mất đi những giá trị của mình. Ngày hôm nay, hãy cùng HSStone đi tìm hiểu các cách làm sạch bề mặt đá hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu các cách làm sạch bề mặt đá hiệu quả nhất
Tìm hiểu các cách làm sạch bề mặt đá hiệu quả nhất

Các loại đá cần được làm sạch thường xuyên

Đa số các loại đá trang trí, xây dựng đều cần được làm sạch thường xuyên để đảm bảo bền, đẹp trong thời gian lâu nhất. Tuy nhiên 3 loại đá Granite, Marble và đá nhân tạo là phổ biến hơn cả trong các hạng mục ngày nay. Cùng tìm hiểu một chút về 3 loại đá này nhé

Đá Granite (hay còn gọi là đá hoa cương)

Loại đá này được hình thành tự nhiên từ sâu trong lòng đất từ sự biến chất của đá vôi, đá dolomit và một số tạp chất khác.

Đặc điểm nổi trội nhất của loại đá này là rất cứng và bền. Bên cạnh đó, nó cũng khá đa dạng trong màu sắc, họa tiết vân đá, chống thấm nước và chịu nhiệt tốt, nên được áp dụng rất phổ biến ở các hạng mục đá lát sàn nhà, lát cửa cổng, lát lối đi, cầu thang, thang máy, bàn bếp,… 

Đá hoa cương là loại đá rất phổ biến
Đá hoa cương là loại đá rất phổ biến

Đá Marble (hay còn gọi là đá cẩm thạch)

Loại đá này được hình thành từ đá vôi  với thành phần chủ yếu là Canxit, một dạng kết tinh của CaCo3). 

Mặc dù không có độ cứng và bền quá cao như đá Granite, song tính thẩm mỹ của loại đá này là điều rất ít loại đá có được. Đa dạng về màu sắc, họa tiết vân đá tự nhiên, đa dạng, đẹp mắt, độ bóng cao,… là các lý do khiến loại đá này được yêu thích đến vậy. 

Đá Marble có độ cứng vừa phải, dễ thấm nước hơn Granite nên cần vệ sinh và bảo quản thường xuyên.

Ứng dụng đá Marble trong làm đá lát nền
Ứng dụng đá Marble trong làm đá lát nền

Đá nhân tạo 

Đá nhân tạo là loại đá được con người chế tạo ra từ các loại bột đá tự nhiên, kết hợp với chất kết dính và một số vật liệu khác. Được áp dụng các quy trình, máy móc chế biến hiện đại nên loại đá này có độ đồng nhất khá cao và ngày càng hoàn thiện về mặt chất lượng.

Đá nhân tạo đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã, kích thước nên ngày càng được ưa chuộng. Đây cũng là loại đá cần được vệ sinh, chăm sóc một cách thường xuyên.

Đá nhân tạo ứng dụng trong đá làm lavabo bằng
Đá nhân tạo ứng dụng trong đá làm bàn lavabo

Nguyên nhân gây ra các vết bẩn khó xử lý trên bề mặt đá

Có nhiều nguyên nhân gây ra các vết bẩn xuất hiện trên bề mặt các phiến đá. Trong đó, chủ yếu là 3 nguyên nhân dưới đây

Thứ nhất, không vệ sinh thường xuyên 

Việc bạn không thường xuyên lau chùi, dọn dẹp các vết bẩn trên bề mặt đá khiến các vết bẩn tích tụ ngày càng nhiều. Từ đó, các vi khuẩn sinh sôi, không những ăn mòn và gây nên các vết bẩn khó xử lý mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. 

Thứ hai, không vệ sinh vết bẩn ngay 

Khi xuất hiện các vết bẩn trên bề mặt đá, bạn cần làm sạch ngay khi có thể. Nhất là đối với một số loại dung dịch như nước cà phê, trà, dầu mỡ,… Nếu để qua đêm các vết bẩn này sẽ thấm vào sâu phiến đá, khiến công việc xử lý phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều.

Vệ sinh các vết bẩn ngay, tránh để qua đêm
Vệ sinh các vết bẩn ngay, tránh để qua đêm

Thứ ba, tiếp xúc với các dung dịch “cứng đầu”

Có nhiều dung dịch “cứng đầu” như một số loại sơn, chất nhuộm có khả năng bám dính rất chặt lên bề mặt đá. Công việc xử lý chúng không dễ một chút nào. Vì thế, khi có các dung dịch này trong nhà, hãy để chúng thật xa bề mặt các phiến đá nhé

Thứ tư, không vệ sinh đúng cách 

Việc vệ sinh không đúng cách thậm chí còn khiến các vết bẩn loang ra rộng hơn, thấm sâu hơn vào đá. Vì thế, các gia chủ hãy tìm hiểu thật kỹ các mẹo vệ sinh đúng cách trong bài viết này nhé.

Các vết ố gây mất thẩm mỹ
Các vết ố gây mất thẩm mỹ

Cách làm sạch bề mặt đá

Nếu bề mặt đá nhà bạn dính phải các vết bẩn, các bạn có thể tham khảo một số cách xử lý dưới đây

Đối với các vết bẩn thông thường

Cách 1: Lau chùi thường xuyên 

Ưu tiên đầu tiên cho các cách làm sạch hiệu quả nhất chính là phải thường xuyên lau chùi và dọn dẹp bề mặt đá. Việc này đòi hỏi nhiều công sức, tuy nhiên bù lại bạn sẽ có một công trình luôn sạch sẽ, đẹp mắt và tuổi thọ đá được kéo dài lâu nhất. 

Nếu chẳng may làm rơi vãi hay gây ra các vết bẩn trên bề mặt đá, bạn hãy làm sạch nó ngay lập tức nhé. Tránh để vết bẩn có thời gian ngấm vào trong đá sẽ rất khó để xử lý và làm sạch sau này.

Cách 2: Sử dụng nước rửa chén

Đối với các vết bẩn đã khô, bạn có thể sử dụng nước rửa chén – một loại dung dịch luôn có sẵn trong nhà. Pha nước rửa chén với nước ấm, cho vào bình xịt. Sau đó xịt dung dịch lên vết bẩn và tiến hành lau chùi. Các vết bẩn thông thường sẽ được làm sạch một cách dễ dàng. Bạn cũng có thể áp dụng cách này với một số loại vật liệu khác như kính hay gạch, nhựa,…

Sử dụng nước rửa chén để làm sạch đá
Sử dụng nước rửa chén để làm sạch đá

Đối với các vết bẩn cứng đầu

Cách 1: Sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng

Trên thị trường có nhiều loại nước tẩy rửa vết bẩn chuyên dụng dành cho bề mặt đá. Các loại nước tẩy rửa này khá hiệu quả và an toàn cho bề mặt đá. Vì thế, nếu có điều kiện, hãy mua ngay một chai sản phẩm nước tẩy rửa này để sẵn trong nhà nhé.

Cách 2: Sử dụng cồn

Sử dụng cồn hoặc rượu mạnh trên 50 độ cũng là những cách khá hay. Chúng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn rất tốt nên giúp loại bỏ các vết bẩn rất hiệu quả. Tuy nhiên, cồn là chất dễ cháy, nên bạn cần thật cẩn thận khi sử dụng dung dịch này.

Cách 3: Dùng kem chống nắng

Có một sự thật là các loại kem chống nắng cực kỳ hiệu quả trong việc loại bỏ các vết bẩn cứng đầu trên bề mặt đá. Bôi chúng lên bề mặt vết bẩn, đợi khoảng 5 đến 10 phút rồi tiến hành lau chùi, chúng ta sẽ có một bề mặt đá sáng bóng như mới. Song hạn chế của cách làm này là chỉ áp dụng được với các vết bẩn nhỏ, do kem chống nắng có giá thành khá đắt.

Đối với các vết bẩn cứng đầu, cần các cách làm mạnh tay hơn
Đối với các vết bẩn cứng đầu, cần các cách làm mạnh tay hơn

Đối với các vết rỉ sét

Những nơi ẩm ướt như nhà vệ sinh, nhà tắm, bàn bếp,.. là những nơi hay xảy ra các tình trạng rỉ sét trên các vật kim loại hay trên bề mặt đá. Nếu không kịp thời khắc phục, các vết rỉ sét này có thể lan rộng, khiến công trình xuống cấp và gây mất thẩm mỹ.

Cách 1: Sử dụng chanh tươi

Trong thành phần của chanh có chứa tinh chất limestone và axit có khả năng tẩy rửa và làm sạch khá tốt. Cắt đôi quả chanh và chà lên các vết rỉ sét để chúng mềm ra và tiến hành làm sạch. Cách này khá đơn giản, tiết kiệm nhưng lại mang lại những hiệu quả sẽ khiến bạn bất ngờ đấy.

Cách 2: Sử dụng Baking soda và giấm

Chúng ta có thể sử dụng Baking Soda như một chất tẩy rửa để làm sạch bề mặt đá nếu đá bị dính rỉ sét. Bạn cũng có thể sử dụng chúng kết hợp với giấm để tăng hiệu quả làm sạch cho mặt đá. Đây là một cách làm hiệu quả và an toàn đã được kiểm định bởi các chuyên gia.

Sử dụng bột baking soda và kem đánh răng
Sử dụng bột baking soda và kem đánh răng là cách làm khá hiệu quả

Lưu ý trong cách bảo quản và làm sạch bề mặt đá 

Trong quá trình bảo quản và làm sạch bề mặt đá, các gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau để đem lại hiệu quả tốt nhất:

Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh

Các chất tẩy rửa có nồng độ PH quá cao (>15) sẽ gây ra tình trạng ăn mòn đá, khiến bề mặt đá bị hư tổn, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng công trình. Do vậy, chúng ta không nên sử dụng các chất này. Trong quá trình chọn lựa nước tẩy rửa cho bề mặt đá, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về dung dịch cũng như thành phần của các dung dịch đó.

Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh làm hư hại đá
Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh làm hư hại đá

Không sử dụng các vật dụng sắc nhọn khi làm sạch đá

Khi gặp phải các vết bẩn bám chắc như sơn, kẹo cao su,… chúng ta hay có thói quen sử dụng các vật nhọn để lấy chúng ra. Tuy nhiên, việc làm này có thể khiến bề mặt đá bị xước và hỏng. Hãy sử dụng các vật dụng cứng nhưng an toàn hơn nhé.

Không sử dụng miếng nhám rửa nồi 

Chúng ta cũng có thói quen sử dụng miếng nhám rửa nồi trong quá trình vệ sinh mặt đá. Điều này cũng có thể gây nên các tổn hại cho bề mặt đá, khiến chúng bị bào mòn dần dần và dễ bị nhiễm bẩn hơn. 

Thường xuyên lau chùi và dọn dẹp vết bẩn ngay khi có thể 

Phải thường xuyên lau chùi và dọn dẹp các vết bẩn ngay khi có thể. Tránh để các vết bẩn này qua đêm, bởi chúng sẽ kết tủa lại, thấm vào đá khiến quá trình lau chùi trở nên vất vả hơn rất nhiều.

Không đặt xoong, nồi vừa nấu xong lên bề mặt bếp

Mặt dù đa số các loại đá có khả năng chống nhiệt khá tốt. Song, với nhiệt độ cao và bất ngờ, bề mặt đá vẫn có thể bị ố vàng, gây mất thẩm mỹ

Vệ sinh đá đúng cách để đảm bảo giá trị sử dụng lâu dài
Vệ sinh đá đúng cách để đảm bảo giá trị sử dụng lâu dài

Như vậy, qua bài viết trên, HSStone đã hướng dẫn các bạn các cách làm sạch bề mặt đá hiệu quả nhất. Rất mong bài viết đã đem đến cho các bạn các thông tin hữu ích, hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo. 

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *