So sánh đá nung kết với đá cẩm thạch. Nên chọn vật liệu nào?

Khi lên kế hoạch thiết kế hoặc xây dựng một công trình, việc lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính thẩm mỹ, bền vững và an toàn cho công trình. Trong số đó, đá tự nhiên được sử dụng rộng rãi như là vật liệu xây dựng chính bởi tính độc đáo và sự bền vững của nó. Tuy nhiên, với nhiều loại đá tự nhiên khác nhau trên thị trường, việc lựa chọn loại đá phù hợp có thể trở nên khó khăn. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ so sánh hai loại đá tự nhiên phổ biến: đá nung kết và đá cẩm thạch để biết đâu là loại đá tối ưu hơn và nên chọn loại vật liệu nào cho công trình của mình nhé!

ultrasoft

Nguồn gốc

Đá Nung kết (Sintered Stone) và đá Cẩm thạch (Marble) là 2 dòng đá không còn xa lạ với nhiều gia chủ Việt. Xét về độ phổ biến, đá Cẩm thạch chắc chắn là loại đá được nhiều người biết đến hơn. Chúng là loại đá tự nhiên đã được con người sử dụng từ hàng nghìn năm trước. Trong khi đó, đá Nung kết là loại đá nhân tạo, mới được tạo ra trong nhiều năm trở lại đây nhờ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nên còn ít người biết đến. 

Xem thêm: Đá nung kết là đá gì? 

Chúng ta dễ nhận thấy khác biệt lớn nhất giữa 2 dòng đá này là nguồn gốc: 

  • Đá cẩm thạch tự nhiên là một món quà từ thiên nhiên, vì vậy kết cấu của mỗi miếng là độc nhất. Vân đá cao cấp trong, mịn, tinh tế, màu sắc đa dạng, phong phú.
  • Còn đá nung kết được xử lý công nghiệp nên bề ngoài của cùng một tấm có độ đồng nhất cao, mặc dù kết cấu gần giống với đá tự nhiên. Tuy nhiên, các loại đá thiêu kết trên thị trường tương đối đơn lẻ, với màu đen, trắng và xám làm chủ đạo.
Đá Nung Kết được tạo ra từ công nghệ sản xuất hiện đại của con người
Đá Nung Kết được tạo ra từ công nghệ sản xuất hiện đại của con người

Thành phần cấu tạo 

Đá cẩm thạch được cấu tạo chủ yếu từ canxit, đá vôi, serpentine và dolomit, và các thành phần chính của nó là canxi cacbonat (hơn 50% tổng số), magie cacbonat, canxi oxit, oxit mangan và silic đioxit.

Đá nung kết được làm bằng nguyên liệu tự nhiên (silica, đất sét vô cơ, bột fenspat) thông qua một quy trình đặc biệt, ép bằng máy ép và nung ở nhiệt độ cao trên 1200 ° C.

Độ cứng

Độ cứng Mohs của đá cẩm thạch là 2,5-3,5 Mohs. Nó có kết cấu khá mềm và xốp. Điều này giúp đá dễ dàng để gia công, điêu khắc, mài và đánh bóng; Tuy nhiên, cũng là nhược điểm vì đá dễ bị mài mòn, trầy xước. 

Đá nung kết có độ cứng Mohs 6-7, có khả năng chống mài mòn, chống xước và chống va đập. Chúng ta có thể thoải mái cắt gặt thực phẩm trên phiến đá mà không lo bị hỏng bề mặt.

Đá Marble Volakas ứng dụng ốp lát nội thất
Đá Marble Volakas ứng dụng ốp lát nội thất

Tỷ trọng

Độ chặt của đá cẩm thạch rất khác nhau tùy theo các loại đá khác nhau, tuy nhiên nhìn chung là tương đối lỏng lẻo. Vì thế chúng chủ yếu được sử dụng trong các hạng mục nội thất để đảm bảo nhất về độ bền. 

Đá nung kết có độ nén cao hơn, khả năng chống thấm và chống bám bẩn cũng tốt hơn nên có thể áp dụng cả các hạng mục nội và ngoại thất. 

Tính ổn định

Đá cẩm thạch ổn định về mặt vật lý, có cấu trúc tốt, các hạt rơi ra khi va chạm, không có gờ trên bề mặt và không ảnh hưởng đến độ chính xác của mặt phẳng; vật liệu ổn định, có thể đảm bảo không biến dạng lâu dài, hệ số giãn nở tuyến tính nhỏ, độ chính xác cơ học cao, chống từ tính, cách điện và không nhiễm từ. Nó có thể di chuyển trơn tru trong quá trình đo, không có cảm giác ngưng trệ, không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và mặt phẳng ổn định.

Đá nung kết có tính ổn định cao, bền, không đổi màu và không biến dạng.

Đá cẩm thạch có tính thẩm mỹ rất cao khi ứng dụng vào các hạng mục
Đá cẩm thạch có tính thẩm mỹ rất cao khi ứng dụng vào các hạng mục

Tính thẩm mỹ

Rất khó để đánh giá tính thẩm mỹ của loại đá nào là cao hơn. Đá Nung kết có bề mặt sáng bóng hơn, hoa văn đồng nhất hơn nên khi áp dụng để làm các bức tranh tường đối xứng là lựa chọn tuyệt vời nhất. 

Tuy nhiên, đá cẩm thạch thì lại có những đường vân không thể trùng lặp, đa dạng hơn về màu sắc, kiểu dáng nên được rất nhiều gia chủ yêu thích. Và suy cho cùng, thì các mẫu đá Nung Kết được tạo ra cũng được lấy ý tưởng thiết kế từ đá tự nhiên. Do đó, rất khó để nói loại đá nào có tính thẩm mỹ cao hơn. 

Khả năng chống chịu 

Nhờ công nghệ sản xuất đá nhân tạo tiên tiến hiện đại, đá Nung Kết có khả năng chống mài mòn, chống xước, chống va đập, chịu nhiệt độ cao và ổn định chống thấm nước tuyệt vời, khắc phục rất tốt các nhược điểm cố hữu của đá tự nhiên nói chung hay đá cẩm thạch nói riêng. 

Đá Nung Kết có khả năng chống mài mòn, chống xước, chống va đập cực tốt
Đá Nung Kết có khả năng chống mài mòn, chống xước, chống va đập cực tốt

Giá thành

Đá Nung kết thường có giá thành cao hơn mặt bằng chung của đá Cẩm thạch. Điều này là dễ hiểu bởi đá Nung Kết sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn và được tạo ra từ quy trình sản xuất khá phức tạp. 

Kết luận 

Tóm lại, đá cẩm thạch và đá nung kết là hai loại đá khác nhau về cả tính chất vật lý và hóa học. Nếu bạn muốn lựa chọn đá để sử dụng trong các công trình kiến trúc hay trang trí nội thất, bạn nên cân nhắc các yếu tố như mục đích sử dụng, giá cả, độ cứng, khả năng chống thấm và màu sắc để chọn được loại đá phù hợp nhất. Chúc các bạn tìm được loại vật liệu lý tưởng cho riêng mình. 

Chọn loại đá ốp phù hợp với mục đích sử dụng của mình
Chọn loại đá ốp phù hợp với mục đích sử dụng của mình

Xem thêm: 10+ Mẫu đá nung kết ốp bàn bếp vừa đẹp vừa sang

Hiện nay, HSStone là đơn vị hàng đầu cung cấp đa dạng tất cả các loại đá ốp lát hiện có trên thị trường. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, chúng tôi đã, đang và sẽ luôn mang đến các sản phẩm phù hợp thị hiếu và nhu cầu của khách hàng với giá thành rẻ nhất. Liên hệ ngay 0988 527 222 để được tư vấn nhanh và chính xác nhất nhé!

Trên đây là bài viết về chủ đề so sánh đá nung kết với đá cẩm thạch. Rất cảm ơn sự quan tâm theo dõi của bạn đọc. Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác tại: https://hsstone.vn/. Xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *